Artwork

תוכן מסופק על ידי France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. כל תוכן הפודקאסטים כולל פרקים, גרפיקה ותיאורי פודקאסטים מועלים ומסופקים ישירות על ידי France Médias Monde and RFI Tiếng Việt או שותף פלטפורמת הפודקאסט שלהם. אם אתה מאמין שמישהו משתמש ביצירה שלך המוגנת בזכויות יוצרים ללא רשותך, אתה יכול לעקוב אחר התהליך המתואר כאן https://he.player.fm/legal.
Player FM - אפליקציית פודקאסט
התחל במצב לא מקוון עם האפליקציה Player FM !

Đài Loan tính các bước đi để tránh cuộc chiến thuế quan thời Trump 2.0

9:34
 
שתפו
 

Manage episode 455926844 series 1455066
תוכן מסופק על ידי France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. כל תוכן הפודקאסטים כולל פרקים, גרפיקה ותיאורי פודקאסטים מועלים ומסופקים ישירות על ידי France Médias Monde and RFI Tiếng Việt או שותף פלטפורמת הפודקאסט שלהם. אם אתה מאמין שמישהו משתמש ביצירה שלך המוגנת בזכויות יוצרים ללא רשותך, אתה יכול לעקוב אחר התהליך המתואר כאן https://he.player.fm/legal.

Chính phủ và doanh nghiệp Đài Loan đang cố gắng chuẩn bị cho các bước đi nhằm tránh tác động xấu của cuộc chiến thuế quan mà tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ, Donald Trump, dọa sẽ đánh vào mọi hàng hóa từ Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ đầu 2016-2020, tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump đã tạo cơ hội cho Đài Loan thực hiện nhiều mục tiêu ấp ủ suốt hai thập niên : đa dạng hóa các điểm đến đầu tư để giảm bớt phụ thuộc vào Hoa Lục, khuyến khích các doanh nghiệp của Đài Loan trở về nguyên quán. Cũng trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump, Đài Bắc đã mua vào 18 tỷ đô la vũ khí của Mỹ, cao hơn đến 4 tỷ so với cả 2 nhiệm kỳ Barack Obama (2008-2016). Đó là chưa kể về mặt ngoại giao, đạo luật Taiwan Travel Act năm 2018 đã dỡ bỏ một số rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến công tác của quan chức mọi cấp từ cả hai phía.

Ngày 20/01/2025, ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong cương vị tổng thống Mỹ thứ 47 vào lúc căng thẳng tại eo biển Đài Loan đang gia tăng từng ngày. Liệu chính quyền ở Đài Bắc trong tay tổng thống Lại Thanh Đức có thể chờ đợi kinh tế và công nghiệp của hòn đảo này vẫn được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Công nghệ bán dẫn của Đài Loan từng được Mỹ « ve vãn » liệu có thể là lá bùa hộ mạng cho hòn đào này trước những tính toán của chính quyền Trump trong 4 năm sắp tới ? Hay trái lại, với đầu óc con buôn, vì một lý do nào đó, ông Trump có thể dùng lá bài Đài Loan để mặc cả với Bắc Kinh ? Cuối cùng chủ trương đánh thuế đến 60 % vào hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ có là một cơn ác mộng với các nhà sản xuất của Đài Loan hay không ?

Thông tín viên Nguyễn Giang từ Đài Bắc nêu bật những bước chuẩn bị của phía chính quyền Đài Loan về mặt kinh tế, thương mại và kể cả trên hồ sơ nhậy cảm nhất là chiến lược công nghệ bán dẫn để chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0.

Không dễ rút khỏi Hoa Lục

Ngay sau khi có tin cựu tổng thống Donald Trump thắng cử lần hai ở Hoa Kỳ, giới chức ở Đài Loan, hòn đảo 23 triệu dân nhưng có dự trữ ngoại tệ lớn và thặng dư mậu dịch rất cao với Mỹ, đã nói tới những lo ngại của tương lai cuộc thương chiến Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ 4 năm từ tháng 1/2025 của ông Trump.

Điểm mấu chốt cho quan hệ ba bên Mỹ-Trung-Đài về kinh tế là lời đe dọa khi còn tranh cử của ông Trump : áp thuế nhập khẩu 60% (tariffs) lên mọi mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc bán vào thị trường Hoa Kỳ. Vấn đề của Đài Loan là tuy khác biệt về thể chế, và thậm chí đối đầu về quân sự với Trung Quốc, Đài Loan đã đầu tư nhiều nghìn tỷ đôla vào Trung Quốc trong mấy chục năm qua.

Ví dụ chỉ một tập đoàn Foxconn của Đài Loan đã thuê 1 triệu nhân công Trung Quốc với doanh thu hàng năm hơn 200 tỷ đôla. Hàng chục nghìn công ty lớn nhỏ khác của Đài Loan có nguy cơ “dính lệnh trừng phạt” Trung Quốc của Trump nếu ông thực hiện lời cam kết tranh cử.

Ngay trong tháng 11/2024, bộ trưởng Kinh Tế Đài Loan Quách Trí Huy nói chính phủ sẵn sàng trợ giúp các công ty Đài Loan rút dần khỏi Trung Quốc, “sang các thị trường không bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu 60%”.

Chi tiết của kế hoạch này ra sao thì hiện chưa ai rõ.

Giới chức Đài Loan hiện trấn an các nhà đầu tư trong nước rằng thuế quan cao bất thường có thể là chiến thuật của ông Trump để áp đảo Trung Quốc, nhưng có thể trên thực tế sẽ không cao như vậy.

Chia trứng vào các giỏ khác nhau

Hợp tác trong lĩnh công nghệ cao của Đài Loan và Mỹ hiện nay ra sao?

Như đã nói ở trên, trong các năm 2022 và 2023, Đài Loan đã chọn bước đi chiến lược là “chia trứng vào các giỏ khác nhau” – tức là chuyển một phần ngành công nghệ bán dẫn sang Nhật Bản với một nhà máy của tập đoàn TSMC xây ở ở Kumamoto và sang Hoa Kỳ, với công trình xây mới ở Arizona. Lý do địa chính trị cho việc này là Đài Loan không muốn để ngành bán dẫn bị Trung Quốc bao vây, chặn xuất khẩu nếu xảy ra xung đột quân sự ở Eo biển Đài Loan. Nhưng cũng còn lý do khác là Đài Loan hy vọng làm hài lòng Mỹ khi chia sẻ công nghệ semiconductor. Ngược lại, Đài Loan cần được Hoa Kỳ hỗ trợ công nghệ cao trong ngành quốc phòng, nhưng là theo cách mua giấy phép để tự sản xuất. Trên thực tế, một chương trình quân khí lớn (Sea-Air Power Improvement Plan), trị giá 7,4 tỷ đô la, đã được Đài Loan thông qua từ 2021 để tự sản xuất hỏa tiễn theo công nghệ Mỹ và có tiêu chuẩn tương thích với hệ thống đạn dược, định vị và thông tin liên lạc của Hoa Kỳ.

Đài Loan "chết" vì thuế 60 % đánh vào Trung Quốc ?

Chiến tranh thương mại của Trump có thể gây khó khăn cho Đài Loan như thế nào?

Điều đầu tiên là Đài Loan phải tìm cách giảm sự mất cân đối thương mại với Hoa Kỳ với phần lợi hiện nay nghiêng về phía Đài Loan. Năm ngoái, thặng dư mậu dịch của Đài Loan với Mỹ tăng lên 51 tỷ đô la, theo đánh giá trang Global Taiwan.

Điều thứ nhì là làm sao bảo vệ các công ty vừa và nhỏ xuất khẩu sang Mỹ. Các chuyên gia Đài Loan tin rằng các đại tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ đô la thì có thể tránh được “búa rìu” thương chiến, hoặc chịu đựng được bốn năm cầm quyền của Trump. Ví dụ như TSMC, công ty semiconductor hàng đầu thế giới, và các doanh nghiệp công nghệ cao của họ, vì rất có ích cho Hoa Kỳ trong cả kinh tế và quốc phòng, vừa có vốn rất lớn.

Nhưng các công ty nhỏ hơn, như giới chức Đài Loan đánh giá, ví dụ trong ngành thực phẩm, đóng gói, chế tạo máy móc, dịch vụ bán lẻ, vốn dựa vào nguồn nhân lực và cung ứng bộ phận thay thế ở Trung Quốc... thì mức thuế quan 60% là quá nặng, sẽ giết chết họ. Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc), ông Dương Kim Hùng, hai nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, cả Trump và Biden, thuế quan của Mỹ đánh vào hàng có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ Trung Quốc đã là 19,3% và với các nước khác là 3%. Nếu đánh thuế quan thêm 20-60% thì “không ai chịu nổi”, theo ông Dương.

Không dễ đi khỏi Trung Quốc

Đài Loan chuẩn bị đi tìm những đối tác mới Việt Nam, Ấn Độ ...để lách Trung Quốc?

Một số nhà nghiên cứu Đài Loan phát biểu tại một hội thảo về ảnh hưởng của nhiệm kỳ Trump 2.0 với châu Á và Đài Loan, tổ chức hôm 29/11/2024 ở Đại học Chính trị Đài Loan (NCCU), việc chuyển cơ sở sản xuất của Đài Loan sang các nước khác không hề dễ. Lý do là trong 10 quốc gia bị ông Trump cho là “có thặng dư mậu dịch” với Mỹ thì trong sáu nước nằm ở châu Á, với các nước được nêu tên gồm Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ...đều đã là nơi Đài Loan đầu tư nhiều. Ví dụ, tính đến tháng 7/2024, dòng vốn FDI của Đài Loan vào Việt Nam là 40 tỷ đôla trong bốn ngành chính là chế xuất, sản xuất, xây dựng và bất động sản. Hai ngành đầu tiên liên quan đến công nghệ cao của Đài Loan để bán hàng sang Mỹ và nếu Việt Nam bị Trump áp thuế xuất khẩu sang Mỹ thì công ty Đài Loan sẽ trở tay không kịp. Truyền thông Đài Loan cũng nói vào thời Biden, Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường” và sang thời Trump, quy chế này hẳn khó mà thay đổi, tạo rủi ro gián tiếp cho các công ty Đài Loan nếu muốn dùng Việt Nam làm thị trường thay thế Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ.

Ngay cả Đức, nước nhận đầu tư từ Đài Loan tăng lên tới 3,9 tỷ đôla trong 2023, cũng đang có thặng dư mậu dịch với Mỹ và dễ bị Trump áp thuế nhập. Lối thoát duy nhất có lẽ là Đài Loan phải tăng thêm đầu tư vào Mỹ, từ con số đã rất lớn là 9,6 tỷ đôla chỉ trong ba quý của năm 2023.

Có gây thiệt hại cho Đài Loan, Mỹ cũng "lãnh đủ"

Về mối bang giao hỗ tương Mỹ-Đài, tình hình kinh tế có thực sự sẽ khó khăn cho Đài Loan vì ông Trump?

Nếu chỉ nhìn vào các con số thì nguy cơ Đài Loan bị ông Trump ép buộc phải “trả lại cho Hoa Kỳ”, điều ông gọi là “công bằng thương mại” là rất cao. Thế nhưng nếu nhìn vào nội dung của mối quan hệ thì Hoa Kỳ sẽ cần Đài Loan, quốc gia thuộc nhóm đi đầu trong các ngành mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo (AI), và chế tạo máy tính cho ứng dụng AI (gồm GPU và máy chủ).

Ngoài ra, về tài chính, hiện chính phủ và các nhà đầu tư Đài Loan đang nắm trong tay con số khổng lồ 717 tỷ đôal trái phiếu Mỹ (gồm 241 tỷ của Bộ Tài chính Mỹ), khiến Đài Loan trở thành chủ nợ lớn thứ 10 thế giới của Mỹ. Đổi lại, trái phiếu Đài Loan cũng rất có giá và Hoa Kỳ nắm trong tay 245 tỷ đôla loại trái phiếu này.

Chính vì quan hệ này mà nếu ông Trump có hành động gây hại cho kinh tế Đài Loan thì chính Hoa Kỳ cũng bị thiệt hại. Đài Loan hy vọng tân tổng thống Trump và các bộ trưởng của ông sẽ hiểu ra điều này.

  continue reading

72 פרקים

Artwork
iconשתפו
 
Manage episode 455926844 series 1455066
תוכן מסופק על ידי France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. כל תוכן הפודקאסטים כולל פרקים, גרפיקה ותיאורי פודקאסטים מועלים ומסופקים ישירות על ידי France Médias Monde and RFI Tiếng Việt או שותף פלטפורמת הפודקאסט שלהם. אם אתה מאמין שמישהו משתמש ביצירה שלך המוגנת בזכויות יוצרים ללא רשותך, אתה יכול לעקוב אחר התהליך המתואר כאן https://he.player.fm/legal.

Chính phủ và doanh nghiệp Đài Loan đang cố gắng chuẩn bị cho các bước đi nhằm tránh tác động xấu của cuộc chiến thuế quan mà tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ, Donald Trump, dọa sẽ đánh vào mọi hàng hóa từ Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ đầu 2016-2020, tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump đã tạo cơ hội cho Đài Loan thực hiện nhiều mục tiêu ấp ủ suốt hai thập niên : đa dạng hóa các điểm đến đầu tư để giảm bớt phụ thuộc vào Hoa Lục, khuyến khích các doanh nghiệp của Đài Loan trở về nguyên quán. Cũng trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump, Đài Bắc đã mua vào 18 tỷ đô la vũ khí của Mỹ, cao hơn đến 4 tỷ so với cả 2 nhiệm kỳ Barack Obama (2008-2016). Đó là chưa kể về mặt ngoại giao, đạo luật Taiwan Travel Act năm 2018 đã dỡ bỏ một số rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến công tác của quan chức mọi cấp từ cả hai phía.

Ngày 20/01/2025, ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong cương vị tổng thống Mỹ thứ 47 vào lúc căng thẳng tại eo biển Đài Loan đang gia tăng từng ngày. Liệu chính quyền ở Đài Bắc trong tay tổng thống Lại Thanh Đức có thể chờ đợi kinh tế và công nghiệp của hòn đảo này vẫn được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Công nghệ bán dẫn của Đài Loan từng được Mỹ « ve vãn » liệu có thể là lá bùa hộ mạng cho hòn đào này trước những tính toán của chính quyền Trump trong 4 năm sắp tới ? Hay trái lại, với đầu óc con buôn, vì một lý do nào đó, ông Trump có thể dùng lá bài Đài Loan để mặc cả với Bắc Kinh ? Cuối cùng chủ trương đánh thuế đến 60 % vào hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ có là một cơn ác mộng với các nhà sản xuất của Đài Loan hay không ?

Thông tín viên Nguyễn Giang từ Đài Bắc nêu bật những bước chuẩn bị của phía chính quyền Đài Loan về mặt kinh tế, thương mại và kể cả trên hồ sơ nhậy cảm nhất là chiến lược công nghệ bán dẫn để chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0.

Không dễ rút khỏi Hoa Lục

Ngay sau khi có tin cựu tổng thống Donald Trump thắng cử lần hai ở Hoa Kỳ, giới chức ở Đài Loan, hòn đảo 23 triệu dân nhưng có dự trữ ngoại tệ lớn và thặng dư mậu dịch rất cao với Mỹ, đã nói tới những lo ngại của tương lai cuộc thương chiến Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ 4 năm từ tháng 1/2025 của ông Trump.

Điểm mấu chốt cho quan hệ ba bên Mỹ-Trung-Đài về kinh tế là lời đe dọa khi còn tranh cử của ông Trump : áp thuế nhập khẩu 60% (tariffs) lên mọi mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc bán vào thị trường Hoa Kỳ. Vấn đề của Đài Loan là tuy khác biệt về thể chế, và thậm chí đối đầu về quân sự với Trung Quốc, Đài Loan đã đầu tư nhiều nghìn tỷ đôla vào Trung Quốc trong mấy chục năm qua.

Ví dụ chỉ một tập đoàn Foxconn của Đài Loan đã thuê 1 triệu nhân công Trung Quốc với doanh thu hàng năm hơn 200 tỷ đôla. Hàng chục nghìn công ty lớn nhỏ khác của Đài Loan có nguy cơ “dính lệnh trừng phạt” Trung Quốc của Trump nếu ông thực hiện lời cam kết tranh cử.

Ngay trong tháng 11/2024, bộ trưởng Kinh Tế Đài Loan Quách Trí Huy nói chính phủ sẵn sàng trợ giúp các công ty Đài Loan rút dần khỏi Trung Quốc, “sang các thị trường không bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu 60%”.

Chi tiết của kế hoạch này ra sao thì hiện chưa ai rõ.

Giới chức Đài Loan hiện trấn an các nhà đầu tư trong nước rằng thuế quan cao bất thường có thể là chiến thuật của ông Trump để áp đảo Trung Quốc, nhưng có thể trên thực tế sẽ không cao như vậy.

Chia trứng vào các giỏ khác nhau

Hợp tác trong lĩnh công nghệ cao của Đài Loan và Mỹ hiện nay ra sao?

Như đã nói ở trên, trong các năm 2022 và 2023, Đài Loan đã chọn bước đi chiến lược là “chia trứng vào các giỏ khác nhau” – tức là chuyển một phần ngành công nghệ bán dẫn sang Nhật Bản với một nhà máy của tập đoàn TSMC xây ở ở Kumamoto và sang Hoa Kỳ, với công trình xây mới ở Arizona. Lý do địa chính trị cho việc này là Đài Loan không muốn để ngành bán dẫn bị Trung Quốc bao vây, chặn xuất khẩu nếu xảy ra xung đột quân sự ở Eo biển Đài Loan. Nhưng cũng còn lý do khác là Đài Loan hy vọng làm hài lòng Mỹ khi chia sẻ công nghệ semiconductor. Ngược lại, Đài Loan cần được Hoa Kỳ hỗ trợ công nghệ cao trong ngành quốc phòng, nhưng là theo cách mua giấy phép để tự sản xuất. Trên thực tế, một chương trình quân khí lớn (Sea-Air Power Improvement Plan), trị giá 7,4 tỷ đô la, đã được Đài Loan thông qua từ 2021 để tự sản xuất hỏa tiễn theo công nghệ Mỹ và có tiêu chuẩn tương thích với hệ thống đạn dược, định vị và thông tin liên lạc của Hoa Kỳ.

Đài Loan "chết" vì thuế 60 % đánh vào Trung Quốc ?

Chiến tranh thương mại của Trump có thể gây khó khăn cho Đài Loan như thế nào?

Điều đầu tiên là Đài Loan phải tìm cách giảm sự mất cân đối thương mại với Hoa Kỳ với phần lợi hiện nay nghiêng về phía Đài Loan. Năm ngoái, thặng dư mậu dịch của Đài Loan với Mỹ tăng lên 51 tỷ đô la, theo đánh giá trang Global Taiwan.

Điều thứ nhì là làm sao bảo vệ các công ty vừa và nhỏ xuất khẩu sang Mỹ. Các chuyên gia Đài Loan tin rằng các đại tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ đô la thì có thể tránh được “búa rìu” thương chiến, hoặc chịu đựng được bốn năm cầm quyền của Trump. Ví dụ như TSMC, công ty semiconductor hàng đầu thế giới, và các doanh nghiệp công nghệ cao của họ, vì rất có ích cho Hoa Kỳ trong cả kinh tế và quốc phòng, vừa có vốn rất lớn.

Nhưng các công ty nhỏ hơn, như giới chức Đài Loan đánh giá, ví dụ trong ngành thực phẩm, đóng gói, chế tạo máy móc, dịch vụ bán lẻ, vốn dựa vào nguồn nhân lực và cung ứng bộ phận thay thế ở Trung Quốc... thì mức thuế quan 60% là quá nặng, sẽ giết chết họ. Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc), ông Dương Kim Hùng, hai nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, cả Trump và Biden, thuế quan của Mỹ đánh vào hàng có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ Trung Quốc đã là 19,3% và với các nước khác là 3%. Nếu đánh thuế quan thêm 20-60% thì “không ai chịu nổi”, theo ông Dương.

Không dễ đi khỏi Trung Quốc

Đài Loan chuẩn bị đi tìm những đối tác mới Việt Nam, Ấn Độ ...để lách Trung Quốc?

Một số nhà nghiên cứu Đài Loan phát biểu tại một hội thảo về ảnh hưởng của nhiệm kỳ Trump 2.0 với châu Á và Đài Loan, tổ chức hôm 29/11/2024 ở Đại học Chính trị Đài Loan (NCCU), việc chuyển cơ sở sản xuất của Đài Loan sang các nước khác không hề dễ. Lý do là trong 10 quốc gia bị ông Trump cho là “có thặng dư mậu dịch” với Mỹ thì trong sáu nước nằm ở châu Á, với các nước được nêu tên gồm Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ...đều đã là nơi Đài Loan đầu tư nhiều. Ví dụ, tính đến tháng 7/2024, dòng vốn FDI của Đài Loan vào Việt Nam là 40 tỷ đôla trong bốn ngành chính là chế xuất, sản xuất, xây dựng và bất động sản. Hai ngành đầu tiên liên quan đến công nghệ cao của Đài Loan để bán hàng sang Mỹ và nếu Việt Nam bị Trump áp thuế xuất khẩu sang Mỹ thì công ty Đài Loan sẽ trở tay không kịp. Truyền thông Đài Loan cũng nói vào thời Biden, Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường” và sang thời Trump, quy chế này hẳn khó mà thay đổi, tạo rủi ro gián tiếp cho các công ty Đài Loan nếu muốn dùng Việt Nam làm thị trường thay thế Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ.

Ngay cả Đức, nước nhận đầu tư từ Đài Loan tăng lên tới 3,9 tỷ đôla trong 2023, cũng đang có thặng dư mậu dịch với Mỹ và dễ bị Trump áp thuế nhập. Lối thoát duy nhất có lẽ là Đài Loan phải tăng thêm đầu tư vào Mỹ, từ con số đã rất lớn là 9,6 tỷ đôla chỉ trong ba quý của năm 2023.

Có gây thiệt hại cho Đài Loan, Mỹ cũng "lãnh đủ"

Về mối bang giao hỗ tương Mỹ-Đài, tình hình kinh tế có thực sự sẽ khó khăn cho Đài Loan vì ông Trump?

Nếu chỉ nhìn vào các con số thì nguy cơ Đài Loan bị ông Trump ép buộc phải “trả lại cho Hoa Kỳ”, điều ông gọi là “công bằng thương mại” là rất cao. Thế nhưng nếu nhìn vào nội dung của mối quan hệ thì Hoa Kỳ sẽ cần Đài Loan, quốc gia thuộc nhóm đi đầu trong các ngành mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo (AI), và chế tạo máy tính cho ứng dụng AI (gồm GPU và máy chủ).

Ngoài ra, về tài chính, hiện chính phủ và các nhà đầu tư Đài Loan đang nắm trong tay con số khổng lồ 717 tỷ đôal trái phiếu Mỹ (gồm 241 tỷ của Bộ Tài chính Mỹ), khiến Đài Loan trở thành chủ nợ lớn thứ 10 thế giới của Mỹ. Đổi lại, trái phiếu Đài Loan cũng rất có giá và Hoa Kỳ nắm trong tay 245 tỷ đôla loại trái phiếu này.

Chính vì quan hệ này mà nếu ông Trump có hành động gây hại cho kinh tế Đài Loan thì chính Hoa Kỳ cũng bị thiệt hại. Đài Loan hy vọng tân tổng thống Trump và các bộ trưởng của ông sẽ hiểu ra điều này.

  continue reading

72 פרקים

כל הפרקים

×
 
Loading …

ברוכים הבאים אל Player FM!

Player FM סורק את האינטרנט עבור פודקאסטים באיכות גבוהה בשבילכם כדי שתהנו מהם כרגע. זה יישום הפודקאסט הטוב ביותר והוא עובד על אנדרואיד, iPhone ואינטרנט. הירשמו לסנכרון מנויים במכשירים שונים.

 

מדריך עזר מהיר